Tiki Taka đã từng có một thời kỳ hoàng kim trong thời gian mà Pep Guardiola dẫn dắt Barcelona. Đó là lúc này họ gần như đặt toàn bộ châu Âu dưới những đôi chân ma thuật của Messi, Iniesta, Xavi,… Cùng LuongSonTV tìm hiểu xem lý do vì sao mà lối chơi này lại nhanh chóng lụi tàn và biến mất như vậy nhé.
Khởi nguồn của chiến thuật Tiki Taka
Pep Guardiola là người thành công nhất với lối chơi Tiki Taka nhưng khởi nguồn của chúng đã cách đó hàng chục năm. Cụ thể hơn thì Bóng đá tổng lực của huyền thoại Johan Cruyff chính là những nền móng đầu tiên của cách phân bổ đội hình này. Đó là giai đoạn các năm từ 1985-2000, đây là thời điểm mà các HLV tại Tây Ban Nha ai cũng sử dụng.
Sau Thánh Johan, có nhiều cái tên khác học theo ông để phát triển cách chơi Bóng đá tổng lực nhưng không một ai khác thành công ngoài cựu cầu thủ Hà Lan và Pep Guardiola. Đây là lối chơi sẽ dựa vào các đường chuyền ngắn giữa các cầu thủ, duy trì liên tục cho đến khi đối thủ lộ ra sơ hở. Do đó, khi triển khai tấn công, thường các đội sẽ có xu hướng tràn đến 7-8 cầu thủ qua phần sân đối phương.
Điều này giúp họ có ưu thế về người và có nhiều trạm trung chuyển bóng đến khung thành. Ở chiến thuật này, các cầu thủ sẽ phải di chuyển liên tục để khiến đối phương phải bỏ vị trí, từ đó tạo ra khoảng trống. Do đó, những tiền vệ sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng ở lối chơi này dù họ không trực tiếp ghi bàn.
Sự đi xuống của Tiki Taka
Ai cũng nhớ trong giai đoạn từ 2008 đến 2012 dưới thời Pep, Blaugrana đã thu về đến 14 danh hiệu lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, họ còn giành luôn cả cú ăn sáu vĩ đại nhất trong lịch sử vào năm 2009. Thế nhưng khi Pep Guardiola rời đi, đội chủ sân Nou Camp dần có thành tích đi xuống và các HLV sau buộc phải thay đổi lối chơi.
Kể từ thời điểm HLV đương nhiệm của Man City rời Nou Camp cho đến hiện tại là năm 2024, chưa có một thuyền trưởng nào đủ sức hồi sinh thời hoàng kim của Tiki Taka. Thậm chí, một đội tuyển Tây Ban Nha từng vô địch Euro 2008, 2012 và World Cup 2010 cũng không giữ được sự đẹp đẽ từ chiến thuật này, vì sao?
Những nhược điểm chết người của Tiki Taka
Đúng, sự đẹp mắt của lối chơi này là không thể phủ nhận nhưng ngoài những đội bóng có sẵn bộ khung hiểu nhau đến từng cọng tóc thì không một ai khác có thể học theo. Đây cũng chính là một trong những điểm yếu chí mạng khiến Tiqui-Taca biến mất khỏi bản đồ làng túc cầu.
Rất tốn thể lực
Cần phải nhấn mạnh lại rằng lối chơi này yêu cầu từ 5-8 cầu thủ trong đội phải luôn di chuyển suốt 90 phút thi đấu. Điều này khiến cho thể lực của họ bị bào mòn cực nhanh. Đây cũng chính là lý do khiến các đội sử dụng Tiki Taka nếu không hoặc chỉ dẫn trước 1 bàn rất dễ bị lội ngược dòng ở giai đoạn cuối trận.
Yêu cầu cực cao về nhãn quan và cảm quan không gian
Việc huy động toàn bộ lực lượng từ hậu vệ, tiền vệ và tiền đạo phải liên tiếp lấp vào chỗ trống của nhau khiến không ít trường hợp đồng đội giẫm chân xuất hiện. Việc Barcelona và Tây Ban Nha thành công phần lớn đến từ việc họ có lực lượng nhân sự quá hiểu nhau. Ai cũng nhớ trong thời kỳ hoàng kim của đội tuyển quốc gia xứ sở Bò Tót, họ có không dưới 6 cầu thủ thuộc biên chế của chủ sân Nou Camp.
Ai cũng biết trong tay Pep lúc đó, Iniesta, Xavi và Busquets là những cái tên không thể bị thay thế. Vì ngay cả khi nhắm mắt, họ cũng biết đồng đội của mình sẽ di chuyển như thế nào, đưa bóng đến đâu là chính xác. Điều này khiến cho các đội khác cực kỳ khó sử dụng Tiki Taka ngay cả khi HLV hiểu rất rõ cách thức vận hành.
Dễ bị phản công
Ngay từ khi Johan Cruyff cho ra mắt thứ Bóng đá tổng lực thì đã có những lần ông thua đau đớn, Tiki Taka cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Bởi khi cần đến 7-8 cầu thủ tràn sang phần sân đối phương để tấn công, nhân sự phòng ngự sẽ thiếu đi rất nhiều. Do đó, chỉ cần một lần chuyền sai địa chỉ, họ sẽ bị vỗ mặt liên tiếp bởi đối thủ.
Thậm chí, khi Mourinho đến với Real Madrid, ông cùng lối chơi phòng ngự phản công trứ danh đã xóa bỏ thế thống trị của Barcelona tại La Liga trong tay Pep. Cũng chính từ đây, các đội khác dần học được cách khắc chế Tiqui-Taca. Điều này trở thành dấu chấm hết cho một triều đại Ma thuật bóng đá.
Chính Tây Ban Nha sau chức vô địch Euro 2012, họ cũng không còn duy trì được sự thành công của mình với Tiki Taka và buộc phải thay đổi mạnh về chiến thuật. Dù sẽ rất buồn khi một trong những lối chơi đẹp mắt nhất bị khai tử nhưng đây là điều tất yếu. Bởi lẽ bóng đá hiện đại đã thực dụng hơn và họ chỉ tập trung vào việc có danh hiệu chứ không phải mãn nhãn.
Lời kết
Bài viết trên của LuongSonTV đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin thú vị về sự kết thúc của triều đại Tiki Taka. Chắc chắn sẽ rất nhiều người hâm mộ muốn một lần nữa được thấy những đội bóng có trên cả ngàn đường chuyền/90 phút. Thế nhưng sẽ rất khó khi mà ở hiện tại, Pressing tầm cao và Kiểm soát bóng đang lên ngôi.